Thứ Năm, 28 tháng 7, 2011

Giải đáp tin ngành..

Sinh viên ngành quản trị lữ hành sau khi ra trường phải làm những công việc gì?

Tôi đang học ngành quản trị lữ hành. Theo tôi được biết, sinh viên sau khi ra trường tất nhiên sẽ không được vào làm quản lý ngay. Vậy trong thời gian đó tôi sẽ phải làm những công việc gì? Người làm về quản trị lữ hành trung bình phải mất thời gian bao lâu mới được cất nhắc vào chức quản lí? cũng như ngành hướng dẫn viên du lịch, Rất cần sự tư vấn của các bạn. Xin cảm ơn nhiều

Câu trả lời hay nhất - Do người đọc bình chọn

Bạn cũng biết vậy là Ok rồi đó. Chẳng ai mới ra trường được làm quản lý đâu. Có thể đầu tiên bạn sẽ phải thử sức ở vai trò một hướng dẫn viên ( cái này con gái phải chịu cực lắm đó, phải vựơt qua kỳ sát hạch của tổng cục du lịch để được cấp thẻ hành nghề nữa ), sau đó muốn lên làm quản lý bạn phải có ít nhất 4 năm kinh nghiệm làm hướng dẫn viên quốc tế . Do đó đa phần bạn gái làm hướng dẫn một thời gian là chuyển ngành hết. Nếu cực kỳ yêu nghề bạn có thể trụ vững. Sau 4 - 5 năm có thể tự mở một văn phòng du lịch nếu có đủ điều kiện cần thiết hoặc được giữ lại để làm một tour - seller ( người bán và điều hành tour - nói trước lương ko được cao lắm đâu ! ). Như đã nói ngay từ đầu, sau một thời gian làm hướng dẫn viên, nếu ko thích ngành nữa bạn có thể chuyển sang ngành quan hệ công chúng hoặc mua bán hàng hóa, bất động sản, chứng khoán...với số vốn tích cóp được. Hoặc có thể chuyển sang một số công việc lương cao hơn nếu có vốn ngoại ngữ khá. Dù sao cũng hy vọng bạn sẽ yêu nghề. Chúc may mắn !

Thứ Ba, 26 tháng 7, 2011

Theo báo cáo của.....

Với sự phát triển mạnh mẽ   hiện nay những công việc như làm báo, truyền hình, phát triển chiến lược quảng cáo, tổ chức sự kiện, quan hệ công chúng… thu hút rất nhiều bạn trẻ tham gia vì sức hấp dẫn, năng động và thu nhập cao của nó.Trong đó, nghề quan hệ công chúng dù mới phát triển nhưng được xem là ngành học thu hút giới trẻ nhiều nhất, “quản lý hình ảnh của công ty” được coi là nghề triển vọng của giới trẻ.
Vậy công việc của chuyên viên “quan hệ công chúng” là gì? Công tác ở vị trí nào? Và cần những điều kiện gì để trở thành một nhân viên Quan hệ công chúng chuyên nghiệp?...... 
Theo báo cáo của các nhà chế biến Alabama, khó có thể có sự tham gia của các Ngành chế biến thủy sản do phản đối mạnh mẽ của Hiệp hội các nhà phân phối thủy sản Mỹ mới được thành lập. Hiện nay, hầu hết các nhà chế biến tôm đều bán hàng cho các hội viên chính của Hiệp hội này. Nếu Hiệp hội các nhà phân phối phát động một chiến dịch cổ vũ các nhà chế biến không tham gia vào vụ kiện thì SSA không đủ điều kiện để đại diện cho ngành chế biến trong vụ này.
Người làm công tác Thư ký văn phòng đòi hỏi khả năng làm việc độc lập khá cao. Do vậy, ý thức lao động tự giác, tự động viên, tự tạo động lực tạo được sự tin cậy, có ý thức trách nhiệm và hoàn thành tốt công việc là điều hết sức cần thiết. Đôi khi, họ có thể sẽ thay mặt Giám đốc để giao dịch, thương thảo với các đối tác. Do vậy, khả năng nghe hiểu, viết, nói và đọc gãy gọn cũng là điều hết sức cần thiết. Trong đàm phán, người Thư ký giỏi còn đóng vai trò như một trợ lý, lúc này năng lực tính toán và khả năng suy đoán luôn được đề cao. Ngoài ra, ngoại hình cũng là yếu tố cần được xem xét bởi Thư ký (đặc biệt là Thư ký riêng) là người thường xuất hiện bên cạnh nhà quản lý cấp cao trong các buổi gặp gỡ, đàm phán, ký kết Hợp đồng.

Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2011

Cơ hội nghề nghiệp

Xã hội càng phát triển, nền kinh tế càng dịch chuyển sang các ngành dịch vụ. Du lịch là một trong những dịch vụ được chú ý nhất hiện nay, phát triển sôi nổi, mạnh mẽ ở cả hai lĩnh vực: Lữ hành và Nhà hàng – khách sạn.
 
 

Hiện nay, các khách sạn, nhà hàng, công ty lữ hành ngày càng tăng nhanh cả về số lượng và quy mô, chính là một hứa hẹn lớn đem lại nhiều cơ hội nghề nghiệp như ý cho các nhà quản lý.
  
Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội về nguồn nhân lực hoạt động trong các lĩnh vực của du lịch, Khoa Du lịch trường ĐHDL Văn Lang đào tạo 2 chuyên ngành: Quản trị nhà hàng - khách sạn và Quản trị lữ hành.

Chương trình đào tạo của ngành Quản trị nhà hàng - khách sạn giúp sinh viên nắm vững kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội và quản trị kinh doanh du lịch; nắm vững kỹ năng chuyên sâu về quản trị khách sạn, nhà hàng và các khu nghỉ dưỡng; khả năng hoạch định chính sách, chiến lược kế hoạch kinh doanh của nhà hàng - khách sạn; khả năng quản lý và tổ chức các hoạt động kinh doanh du lịch và tạo lập doanh nghiệp mới.

Chương trình đào tạo của ngành Quản trị Du lịch lữ hành cung cấp những kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội của Việt Nam và các nước trên thế giới; cung cấp kỹ năng chuyên sâu về quản trị lữ hành, hướng dẫn du lịch và ngoại ngữ.

Sau khi ra trường, sinh viên có thể đảm nhiệm nhiều vai trò, vị trí khác nhau để làm những công việc có liên quan đến dịch vụ du lịch: Nhân viên các công ty dịch vụ giải trí; Hướng dẫn viên; Nhân viên qui hoạch và thiết kế sản phẩm du lịch; Nhân viên tại các cơ quan văn hóa; Nhân viên Sales & Marketing trong các doanh nghiệp du lịch và dịch vụ liên quan; Tổ trưởng các bộ phận trong khách sạn – nhà hàng…


Hình ảnh một nhóm sinh viên khoa Du lịch, trường ĐHDL Văn Lang đang kiến tập tại resort Phan Thiết
Đào tạo ngành học có những yêu cầu đặc biệt về kiến thức và kỹ năng thực tế, Khoa Du lịch luôn luôn tạo điều kiện để sinh viên có thể thâm nhập, tiếp cận và cọ xát với thực tế thông qua các chương trình kiến tập, thực tập, mô phỏng.

Sinh viên ngành Quản trị Nhà hàng Khách sạn sẽ đi kiến tập tại các resort vào năm thứ nhất do Khoa tổ chức, kiến tập tại các khách sạn vào năm thứ 2 do sinh viên tự liên hệ có sự giới thiệu của Khoa, năm thứ 3 và năm thứ 4 sinh viên sẽ thực tập tại các nhà hàng, khách sạn do sinh viên tự chọn và liên hệ.

Đối với ngành Quản trị Du lịch Lữ hành, sinh viên sẽ đi thực tập tour Miền Tây – Phú Quốc (khoảng 6 ngày 5 đêm) vào năm thứ nhất, thực tập tour Tây Nguyên – Miền Trung (khoảng 11 ngày 10 đêm) vào năm thứ 2, năm thứ 3 và năm thứ 4 sinh viên sẽ thực tập tại các doanh nghiệp du lịch với những công việc cụ thể như một nhân viên thực thụ.